Lịch sử Rối_loạn_nhân_cách_chống_xã_hội

Trong suốt thế kỷ trước các nhà nghiên cứu và các bác sĩ lâm sàng đã sử dụng các nhiều thuật ngữ đa dạng để miêu tả ASPD chẳng hạn như bệnh xã hội (sociopathy), đạo đức suy đồi (moral insanity). Kraepelin và Schneider thì dùng từ bệnh nhân cách (psychopath) để chỉ loại rối loạn này, tuy nhiên về sau thuật ngữ trên bị áp dụng một cách quá rộng rãi để chỉ tất cả các loại rối loạn nhân cách. Chính DSM (phiên bản II và III) đã biệt định tên như hiện nay: Rối loạn nhân cách chống xã hội. Các triệu chứng chính để chẩn đoán bệnh cũng thay đổi từ việc chú trọng đến sự suy giảm cảm xúc trong các mối quan hệ với mọi người đến việc tập trung vào các hành vi bên ngoài đặc biệt là các hành vi gây hấn và bốc đồng[1][2].